Jessie K, a university recruiter at Facebook. | Courtesy of Facebook - Nguồn: themuse.com
Jessie K, hiện đang là một nhà tuyển dụng tại Facebook chịu trách nhiệm tìm kiếm và tuyển dụng những thực tập sinh software engineering từ các trường đại học. Trong bài viết này, Jessie sẽ chia sẻ về quy trình tuyển dụng software engineer intern tại Facebook, bao gồm tần suất tuyển dụng và gợi ý những cách chuẩn bị phỏng vấn tốt nhất dành cho sinh viên.
Quy trình tuyển dụng kỹ sư phần mềm tại Facebook diễn ra như thế nào?
Tại Facebook, những vị trí tuyển dụng như thực tập sinh hay full-time software engineering luôn được mở ra liên tục. Mỗi năm chúng tôi tuyển hàng nghìn thực tập sinh cho nhiều dự án khác nhau. Mùa tuyển dụng bận rộn nhất của chúng tôi là trong khoảng từ cuối tháng 8 đến tháng 3, bởi vì hầu hết các thực tập sinh chỉ có thể làm việc vào mùa hè.
Trải nghiệm làm thực tập vị trí software engineering tại Facebook diễn ra như thế nào?
Thông thường, các bạn thực tập sinh sẽ được kết nối với một team Facebook khoảng ba tháng trước khi kỳ thực tập bắt đầu. Họ sẽ có cơ hội tạo ra và đóng góp giá trị thực sự cho công ty. Hầu hết các thực tập sinh đều mang lại giá trị ngay trong tuần thực tập đầu tiên. Các bạn cũng sẽ có cơ hội làm việc 1:1 với một người quản lý trong suốt thời gian thực tập để đảm bảo giúp họ học hỏi và phát triển không ngừng. Và ngoài những nhiệm vụ quan trọng nằm trong phạm vi trách nhiệm của vị trí này, thực tập sinh sẽ có quyền tự do được thực hiện những dự án khác nếu họ quan tâm.
Để thành công trong vai trò software engineer tại Facebook, ứng viên cần có những kỹ năng gì?
Tôi không phải là software engineer, nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi có thể chắc chắn với bạn rằng hầu hết kỹ sư của Facebook không ngồi cả ngày chỉ để viết code, họ sẽ cần phải có kỹ năng giao tiếp bởi vì họ phải làm việc với rất nhiều vị trí khác nhau như Product managers, UX researchers, Designers,... và những thành viên khác trong team.
Facbook mong đợi gì ở ứng viên trong suốt quá trình phỏng vấn?
Thường thì một cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng dài 45 phút. Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn cần giới thiệu về bản thân trong không quá năm phút. Trong phần nội dung này hãy truyền đạt một cách ngắn gọn và tự nhiên nhất. 30 đến 35 phút tiếp theo sẽ dành cho việc viết code và ứng viên sẽ nhận được từ một đến hai câu hỏi về lĩnh vực này. Một số câu hỏi sẽ dựa trên cấu trúc dữ liệu, thuật toán, binary trees hoặc bất cứ chủ đề nào nằm trong phạm vi công nghệ của Facebook. Nếu bạn cần chút thời gian để suy nghĩ, cứ thoải mái và đừng quá căng thẳng; chúng tôi đã dự tính điều này rồi. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang chia sẻ đúng những suy nghĩ của mình để người phỏng vấn có thể nắm bắt thông tin tốt nhất.
Và hãy nhớ rằng sẽ có nhiều cách khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể. Bạn có thể giải quyết vấn đề theo bất kỳ cách nào mình muốn. Các kỹ sư của Facebook có thể sử dụng tất cả các loại ngôn ngữ lập trình, vì vậy hãy sử dụng loại ngôn ngữ mà bạn cảm thấy tự tin nhất.
Trong năm phút cuối cùng, bạn sẽ được đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, vì vậy hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng trong đầu một số câu hỏi thông minh để thể hiện bản thân mình.
Ứng viên nên làm gì để chuẩn bị tham gia phỏng vấn?
Những nội dung của cuộc phỏng vấn thường khác với những việc bạn sẽ làm trong quãng thời gian thực tập, vì vậy việc ôn tập những kỹ năng mà gần đây bạn chưa chạm tới là điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi luôn khuyên các ứng viên hãy tham gia những lớp học và bổ sung kiến thức căn bản về cấu trúc dữ liệu, thuật toán hoặc khoa học máy tính, và hãy dành thời gian để mài dũa, tự hoàn thiện những kỹ năng nghề của mình.
Đối với phần viết code, hãy tập luyện viết trên giấy bút (nếu bạn sẽ phỏng vấn trực tiếp) hoặc sử dụng CoderPad.io (nếu bạn phỏng vấn qua điện thoại hoặc video call). Bạn nên xắp xếp thời gian để ôn tập và thực hành nhiều lần để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn.
Bạn có lời khuyên nào cho các kỹ sư mới bắt đầu sự nghiệp?
Khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình, bạn rất hay mắc phải hội chứng “kẻ mạo danh” (Imposter Syndrome: hiện tượng tâm lý không xa lạ ở xã hội hiện đại với nhiều áp lực trong cuộc sống. Người có hội chứng này thường tự thuyết phục rằng họ không thông minh, sáng tạo hay tài năng như thực tế, họ thậm chí chờ đợi người khác phát hiện ra sự kém cỏi của mình). Hãy luôn nhớ rằng bạn được nhận là có lý do, và không phải ai cũng có thể giỏi ngay từ đầu. Đây là điều hoàn toàn bình thường! Hãy tranh thủ đặt câu hỏi, tìm kiếm những lời khuyên và nhận xét từ đồng nghiệp của mình, đặc biệt là khi bạn mới đến một môi trường mới, mới nhận một công việc mới.
Nguồn: themuse.com
Comments