“94% nhà tuyển dụng sử dụng Linkedln để tìm kiếm ứng viên, và 93% các nhà quản lý tuyển dụng sẽ xem qua social media profile của ứng viên trước khi phỏng vấn”. Vậy nên Linkedln là một kênh kết nối khá căn bản với bất kỳ ai đang tìm việc ở Mỹ. Nếu như các bạn du học sinh vẫn chưa có tài khoản Linkedin, dưới đây là hướng dẫn tạo profile Linkedln theo từng bước cụ thể. Hy vọng thông tin này sẽ giúp được các bạn.
B1: Tạo tài khoản
Truy cập www.linkedin.com để dùng email đăng ký một tài khoản miễn phí
Nhớ tùy chỉnh LinkedIn URL của bạn để các nhà tuyển dụng có thể để ý và tìm thấy bạn dễ dàng hơn. Bạn có thể vào Edit public profile → (góc trên bên phải) Edit your custom URL
B2: Upload hình ảnh chuyên nghiệp làm hình đại diện. Profile có hình thường được xem cao hơn bình thường khoảng 14 lần.
Hình chụp chính diện, cận mặt rõ ràng, mắt nhìn vào camera. Ăn mặc lịch sự, đặc biệt nếu bạn muốn ứng tuyển vào các môi trường chuyên nghiệp
Background đơn giản, chú ý ánh sáng, tránh chụp ngược sáng trước cửa sổ
Bạn có thể dùng https://pfpmaker.com/ (miễn phí) để đổi background, chỉnh màu, ánh sáng để cho bức ảnh của mình chuyên nghiệp hơn
B3: Viết một tiêu đề (Headline) thu hút cho profile để thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng, tăng lượng xem profile và phát triển mạng lưới quan hệ.
Đây là câu tóm tắt bạn là ai, và tại sao mọi người nên kết nối với bạn
Cách chỉnh sửa: vào Trang Linkedln cá nhân của bạn > Nhấn vào hình cây bút ở trên đầu profile
B4: Viết phần Tổng quan (About) thu hút
Giới thiệu ngắn gọn về kinh nghiệm và đam mê nghề nghiệp của mình
Nên sử dụng một vài từ khóa quan trọng về ngành của mình để tự giới thiệu về chuyên môn và bản thân
Nên bao gồm một câu kêu gọi hành động (ví dụ như: Liên hệ với tôi tại…) và địa chỉ email để các nhà tuyển dụng có cơ hội kết nối với bạn sâu sắc hơn
Có thể dùng lại phần summary trong resume (nếu có)
B5: Mô tả kinh nghiệm (Experience)
Dùng các từ khóa chuyên môn để hệ thống tìm kiếm của Linkedln ưu tiên hiển thị bạn (cách tìm từ khóa: có thể tìm trong resume của bạn, đọc phần Kinh nghiệm của đồng nghiệp/ chuyên gia trong nghề coi họ dùng từ như thế nào, coi khoảng 10 job ads bạn cảm thấy hứng thú để tìm từ khóa…) → Bạn sẽ tìm thấy khoảng 20-40 từ khóa mình nên đưa vào profile
Phần này nên được trình bày theo cấu trúc: Bối cảnh + Hành động = Kết quả. Ví dụ: “Generated daily reconciliation report for Finance team of XYZ company by automating workflow of 8 different tasks in Spark using Airflow”
Nếu sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tập thì có thể ghi kinh nghiệm tình nguyện, hoặc làm dự án, nhưng vẫn phải lưu ý ưu tiên highlight những kỹ năng liên quan với công việc mà mình muốn ứng tuyển sắp tới. Để biết được các kỹ năng này, ngoài việc coi profile của những người đi trước trong ngành, bạn có thể coi Job Description của các vị trí mong muốn
B6: Thêm vào hơn 5 Kỹ năng (Skills)
Trong profile LinkedIn, bạn có thể liệt kê đến 50 kỹ năng. Các bạn nên cố gắng liệt kê từ 40-50 kỹ năng, bởi vì liệt kê càng nhiều, bạn càng có cơ hội xuất hiện trong top đầu khi nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên cho nhiều vị trí khác nhau
Cách làm: Trong trang profile, kéo xuống phần Skills → Ấn dấu (+) → Thêm kỹ năng
Khi bạn type một kỹ năng vào, sẽ có một loạt kỹ năng liên quan hiện ra. Bạn hãy lưu ý và có thể thêm các kỹ năng này vào hồ sơ của mình, bởi vì đây thường là những từ các chuyên gia khác trong cùng ngành của bạn dùng để mô tả kỹ năng của họ, hoặc là những từ mà nhà tuyển dụng hay dùng để tìm kiếm
B7: Điền phần Giáo dục (Education)
Hãy chọn trường có Logo bên cạnh tên → làm profile của bạn đẹp hơn và tăng độ tin cậy
B8: Kết nối với 50+ chuyên gia đầu tiên
Bắt đầu từ những người bạn đã biết như bạn học, người thân, bạn bè của bố mẹ, đồng nghiệp…
Nếu bạn có email thì có thể cho phép LinkedIn đồng bộ với địa chỉ email. LinkedIn sẽ tự động tìm kiếm những liên hệ của bạn có tài khoản LinkedIn
B9: Bật chế độ "LET RECRUITERS KNOW YOU ARE OPEN" để các nhà tuyển dụng có thể tìm thấy được
B10: Bắt đầu kết nối
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản để một bạn du học sinh có thể tạo được profile Linkedln sẵn sàng nhất cho hành trình tìm việc sắp tới. Đương nhiên là chỉ tạo một profile thôi là chưa đủ, các bạn còn cần phải chủ động networking, biết cách tìm kiếm đúng người mình cần kết nối, tạo nên mối liên hệ với họ… thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Comentários