Rất nhiều các bạn du học sinh tham gia đủ các thể loại career fair khác nhau nhưng vẫn không có job interview hoặc không có networking như mong muốn. Nguyên nhân chính thường là do các bạn thiếu chuẩn bị hoặc chưa có chiến lược tham gia để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, việc có một chiến lược rõ ràng trước khi tham gia vào một career fair là hết sức quan trọng. Vậy những chiến lược đó là gì?
Hãy cùng tham khảo những chiến lược tham gia career fair sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trong mùa tuyển dụng này bạn nhé!
1️⃣Chuẩn bị trước khi tham dự career fair
Chuẩn bị trước sẽ giúp các bạn có được sự chủ động và có mục đích rõ ràng khi tham gia Career Fair
(Ảnh: Green Chameleon | Unsplash)
Sự chuẩn bị ban đầu là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là những điều các bạn nên chuẩn bị trước khi đến tham gia bất kỳ career fair nào.
✅ Đặt mục tiêu rõ ràng: Mục tiêu này không chỉ đơn giản là “kiếm được việc”, mà nó sẽ cần cụ thể hơn nữa (Ví dụ như networking với 20 người, nộp resume vào 10 công ty mong muốn được thực tập nhất... ) => Như vậy bạn mới có thể định hướng được những bước cần làm tiếp theo.
✅Lên danh sách và tìm hiểu những thông tin quan trọng: Bạn sẽ cần lên một danh sách sự kiện sẽ tổ chức, những công ty mà mình đang hướng tới và tìm hiểu thật kỹ về những công ty/career fair này. Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi tham gia career fair.
✅Điều chỉnh resume: Các bạn cần xem xét lại resume của mình và bổ sung các dự án đã làm nếu chúng liên quan đến vị trí công việc/ công ty mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng cần đọc thật kỹ JD của mỗi vị trí mà mình đang nhắm tới để chèn các từ khoá (keyword) phù hợp vào resume (đề phòng trường hợp các công ty này có quét CV bằng máy).
✅Chuẩn bị trước một số câu hỏi thường gặp: Khi bạn gặp nhà tuyển dụng, có thể họ sẽ “phỏng vấn" bạn ngay tại career fair. Chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi này là việc hết sức cần thiết để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, việc soạn trước một số câu hỏi để hỏi các nhà tuyển dụng tại career fair cũng hết sức quan trọng.
2️⃣Một số câu hỏi du học sinh nên hỏi khi tham gia các career fair
Vậy những dạng câu hỏi nào sẽ giúp ích cho bạn khi tham gia Career Fair? (Ảnh: Gary Butterfield | Unsplash)
Có thể chia các câu hỏi nên hỏi ra làm 3 nhóm sau:
✅ Nhóm 1: Những câu hỏi liên quan tới vị trí ứng tuyển và công ty
Những câu hỏi này sẽ:
👉 Thể hiện bạn thực sự đang hứng thú với vị trí và công ty mục tiêu.
👉 Giúp bạn hiểu bản thân mình đang có gì, thiếu gì để ứng tuyển vào vị trí này.
Lưu ý là bạn cần đặc biệt tránh hỏi những câu hỏi có thể tự research được dễ dàng trên mạng, hay tìm được trong website công ty, ví dụ “công ty đang mở những vị trí nào?” (trừ khi bạn không thể tìm thấy thông tin mở tuyển ở bất kỳ đâu). Việc đưa ra những câu hỏi “hiển nhiên" như vậy có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chưa thực sự nghiêm túc ứng tuyển và thiếu chuẩn bị.
Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý bạn có thể hỏi trong nhóm này:
Một ứng viên tiềm năng cho vị trí [….] thì sẽ cần có những yếu tố nào?
Vị trí này sẽ tập trung cần [những kĩ năng bạn nghĩ quan trọng] hay [một vài kĩ năng khác]
Tôi không có nền tảng gốc ở lĩnh vực…..Những đã từng làm [một công việc, dự án liên quan] thì có phù hợp với vị trí…. Không?
Quy trình ứng tuyển của vị trí này như thế nào?
Tóm lại, những câu hỏi trong nhóm này sẽ cần phải (1) mang tính đào sâu hơn, (2) mang tính cá nhân hơn và (3) thể hiện sự quan tâm một cách rõ ràng, thay vì những câu hỏi chung chung. Như vậy bạn mới có thể cho người nghe thấy được sự quan tâm đến công ty và vị trí họ đang tuyển dụng. Ngược lại, bạn cũng sẽ hiểu hơn về vị trí và công ty để cân nhắc xem nó có phù hợp với mình không, hoặc bạn còn thiếu những gì và cần cải thiện gì để ứng tuyển thành công.
✅ Nhóm 2: Câu hỏi về trải nghiệm cá nhân của nhà tuyển dụng
Những khía cạnh về kinh nghiệm cá nhân của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn:
👉 Biết thêm được những kinh nghiệm mà không thể tìm thấy qua internet.
👉 Tạo thêm sự gắn kết để nhà tuyển dụng nhớ tới bạn hơn, tạo tiền đề cho một mối quan hệ lâu dài sau này (đặc biệt là khi bạn chỉ mới năm 1 và đang cần networking để tìm internship nào năm 3, năm 4).
Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý bạn có thể hỏi trong nhóm này:
Tại sao anh chị lại chọn công ty này? Điều gì làm anh chị muốn gắn bó với công ty?
Anh chị thích nhất điều gì ở công ty/vị trí này?
Anh chị đã gặp những thử thách gì trong công việc hiện tại?
✅ Nhóm 3: Câu hỏi về cách giữ liên lạc với nhà tuyển dụng/người bạn đang network
Khi tham gia career fair, bạn chỉ mới hoàn thành 20% quá trình networking. 80% còn lại bạn phải chủ động tìm kiếm những cơ hội, xây dựng mối quan hệ, trao đổi thông tin kiến thức để từ đó nhận được những referral mà mình mong muốn.
Điều quan trọng là các bạn không được sợ “follow up” (theo dõi tiến triển của mối quan hệ sau cuộc gặp gỡ ban đầu). Hãy luôn tự tin và chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng. Có thể hiện tại bạn không phù hợp với vị trí này và chưa đại được kết quả như mong đợi, nhưng việc xây dựng một mối quan hệ với những anh chị tuyển dụng có thể tạo cho bạn những cơ hội khác trong tương lai.
một số câu hỏi gợi ý bạn có thể hỏi trong nhóm này là:
Tôi nên liên lạc như thế nào khi có thêm những câu hỏi khác? Tôi có thể follow up với ai ở vị trí này?
Sau career fair này, tôi có thể mời anh/ chị một buổi coffee chat để nói chuyện thêm không?
Tôi có thể kết nối với Linkedin của anh/chị không?
Trên đây là những chiến lược tham gia career fair mà CPI mong các bạn có thể áp dụng tại các sự kiện career fair sắp tới. Tuy nhiên, như trong bài viết có nhắc đến, tham gia career fair chỉ chiếm khoảng 20% thành công, còn 80% còn lại các bạn vẫn còn phải áp dụng những chiến lược quan trọng khác nếu muốn “chạy đua" hiệu quả hơn trên con đường tìm kiếm internship tại Mỹ.
Comments